Các loại móng nhà cơ bản trong xây dựng

Người có dự định xây nhà cần có kiến thức về các loại móng nhà để có sự lựa chọn đúng cho móng nhà của mình kết hợp tư vấn của kiến trúc sư để có sự lựa chọn chính xác.

Móng nhà là bộ phận quan trọng của nhà, chịu trọng tải động, tĩnh của toàn bộ ngôi nhà truyền tải , phân tán tải trọng xuống nền nếu móng nhà bạn yếu, không chịu tải trọng, gây nên sụt, lún dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng như nứt tường, thấm nước, lún, sụt, sập và gây đau đầu và tổn thất tài chính có khi còn là tính mạng của người sử dụng.

 

Phân loại móng theo độ nông và sâu của móng

* Móng nông:

Xây trên hố móng đào trần sau đó lấp lại, độ sâu của loại móng này thường từ 1,5-3m cũng có trường hợp đặc biệt lên đến 5-6 m thường chịu tải cho các công trình nhỏ và trung bình. Trường hợp móng yếu thì có thể gia cố cho móng. Chia làm 3 loại như sau:

  1. Móng đơn( còn được gọi là móng cột, móng trụ, móng độc lập, đế cột)

Là loại móng nhà đớ 1 cột hoặc 1 cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực cho công trình, có nhiều hình dáng khác nhau như: hình tròn, hình chữ nhật , hình vuông, hình tám cạnh…có nhiều dạng như móng cứng, móng mềm , móng kết hợp, là loại móng tiết kiệm về chi phí nhất.

  1. Móng băng : là loại móng liên tục trải dài nằm độc lập hoặc giao cắt nhau bằng hình chữ nhật dùng để nâng đỡ hàng cột hoặc tường, thường được áp dụng trong xây dựng nhà, nó dược lún đều và dễ thi công, móng bang cũng có thể là loại như móng cứng, móng mềm , móng kết hợp
  2. Móng bè: là loại móng nằm trải rộng dưới chân công trình nhẳm giả áp lực công trình đố với đất nền thường được sử dụng cho các nền đất yếu, sức nén yếu, hoặc trọng tải công trình lớn

Móng sâu

Là loại móng không cần đào hố hoặc chỉ đào 1 phần rồi sử dụng máy móc đưa móng xuống

  1. Móng cọc: bao gồm cọc và đài cọc: đem trọng tải của công trình truền sâu xuống nền đất

Các cọc thường được làm bằng bê tông.

 

Các-loại-móng-nhà--móng-bè
Các-loại-móng-nhà–móng-bè

Phân móng theo cách chế tạo

  1. Móng lắp nghép: là loại móng được chế tạo sẵn được vận chuyển đến công trình để lắp nghép.
  2. Móng đổ toàn khối: có vật liệu là bê tông đá hộc, bê tông cốt thép, bê tông

Phân móng theo trọng tải

  1. Móng chịu trọng tải tĩnh: móng nhà công trình
  2. Móng chịu trọng tải động: móng cầu, móng máy

Phân móng theo nguyên vật liệu

  1. Móng đá hộc
  2. Móng bê tông và bê tông cốt thép
  3. Móng gạch
  4. Móng gỗ
  5. Móng thép

Phân theo độ cứng:

  1. Móng cứng: làm nguyên vật liệu như: bê tông, gạch, đá, phù hợp với mạch nước ngầm sâu
  2. Móng mềm: làm vật liệu chịu lực, nén uốn, có thể dùng giải pháp móng lắp nghép

Phân loại theo độ chịu lực

  1. Móng chịu lực đúng tâm: là loại móng mà lực chịu tài truyền trực tiếp từ trên xuống thẳng đáy trung tâm.
  2. Móng chịu lực lệch tâm: là loại móng mà lực chịu tải không truyền trung tâm mặt phẳngđáy mỏng, phù hợp với các loại móng cho nhà giữa nhà cũa, nhà mới, khe lún.

 

Xem Tư vấn nội thất gỗ tại đây.

Liên hệ tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *